Bệnh Gout: Tổng hợp những thông tin cần biết

Bệnh Gout: Tổng hợp những thông tin cần biết

Bệnh Gout là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, thường xảy ra ở những nam giới từ 35 tuổi trở lên. Để giúp bạn phòng và điều trị bệnh hiệu quả, bài viết xi chia sẻ những thông tin cần biết về bệnh Gout.

Mục Lục

Bệnh Gout là gì? Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh

Bệnh Gout là một loại viêm khớp đặc trưng, là căn bệnh rối loạn về chuyển hoá các chất có liên quan đến tình trạng giảm khả năng đào thải hay sự sản sinh acid uric tăng cao bất thường trong cơ thể.

Bệnh thường xảy ra với những nam giới tuổi trung niên ( chiếm đến 95%), những đối tượng có nguy cơ cao là người béo phì, nghiện café, nghiện rượu, những ngươi có tiểu sử gia đình bị Gout hay những phụ nữ sau thời kỹ mãn kinh.

Bệnh Gout: Tổng hợp những thông tin cần biết

Về nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ Cao đẳng Dược TPHCM (caodangduoctphcm.org.vn) chia sẻ: Sự gia tăng bất thường của nồng độ acid uric trong máu được xác nhận là nguyên nhân chinh gây nên căn bệnh này. Theo đó, phân tử axit uric trong máu bình thường sẽ được đào thải qua bài tiết . Tuy nhiên, trường hợp ở  nồng độ lớn (trên 420 μmol/L ở nam giới, trên 380 μmol/L ở nữ giới) thì chúng sẽ tích tụ, kết tủa các tinh thể muối urat ngay tại các vị trí khớp, sụn, xương gây ra viêm, tấy, sưng khớp vô cùng đau đớn cho người bệnh.

 Axit uric được sinh ra từ sự phân hủy của purin có mặt trong tất cả các mô, tế bào của cơ thể. Purin cũng được hấp thụ khá nhiều từ thức ăn hàng ngày như gan, các loại đậu thậm chí là rau củ quả cũng có chứa hàm lượng purin nhất định. Nồng độ Acid uric trong máu cao gây ra bệnh Gout chủ yếu do ba nguyên nhân: tăng bẩm sinh, gút nguyên phát và gút thứ phát.

Các chuyên gia cũng chia sẻ thêm, bên cạnh vấn đề ăn uống hàng ngày thì các bệnh lý về huyết học như đa hồng cầu, kinh thể tủy, sarcom hạch, đau tủy xương đều tăng cường thoái giáng lượng purin nội sinh từ đó phá hủy nhiều tế bảo, các mô khớp hay vấn đề thừa cân, môi trường sống bị nhiễm chì, từng cấy ghép bộ phận, sử dùng thuốc lợi tiểu hoặc vitamin niacin khiến purin khó phân hủy cũng là điều kiện thuận lợi để Gout phát triển.

Bệnh Gout có biểu hiện như thế nào?

Một số biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh Gout là nóng, đa, sưng, mềm tại các khớp, được gọi chung là triệu chứng padagra.

Những cơn đau thường xuất hiện chủ yếu về đêm và rất nhạy cảm, khiến người bệnh đau đớn và không thể ngủ được. Cơn đau có thể kéo dài trong vài giờ và sẽ thuyên giảm trong khoảng 2-7 ngày sau đó. Những cơn đau Gout cũng làm cho khớp viêm tấy lên, sau khi hết đau người bệnh sẽ có cảm giác ngứa tại vị trí viêm tấy và lớp da có thể bong tróc.

Tại giai đoạn cấp tính, bệnh nhân còn có thể bị sốt cao, có một vài dấu hiệu như cổ cứng, nôn… giống với bệnh màng não. Một vài triệu chứng khác dễ thấy của bệnh gút như nổi các hạt tophi, xuất hiện các u cục tại vị trí các khớp. Sưng túi dịch đệm ở đầu gối, khuỷu tay khiến sự vận động luôn bị cản trở, bị hạn chế.

Ở giai đoạn muộn, bệnh sẽ tái phát ở nhiều vị trí cùng lúc có thể đối xứng hoặc bất đối xứng. Cơn đau Gout diễn ra liên miên không theo từng đợt.

Nguyên tắc điều trị bệnh Gout

Nguyên tắc điều trị cơ bản để điều trị bệnh là hạn chế nguyên nhân tăng axít uric (3 cơ chế).

Điều trị bằng thuốc: theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa:

– Thuốc ức chế phản ứng tạo thành axit uric: thuốc ức chế men xanthin oxydase như allpopurinol (Zyloric). Thuốc chỉ nên dùng các đợt cấp để đề phòng tái phát.

– Thuốc đào thải axit uric qua thận: Probenecid (benemid), Sulfinpyrason (antiran).

– Giảm đau trong các đợt cấp bằng colchincin.

Điều trị bằng chế độ ăn thích hợp: Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong điều trị cơn gout cấp tính, mạn tính và có tác dụng làm giảm các cơn cấp của gout mạn tính. Nên kết hợp vừa giảm tổng hợp axit uric vừa tăng đào thải axit uric qua thận.

Mắc bệnh Gout nên ăn uống như thế nào?

Theo những chuyên gia sức khoẻ, chế độ ăn uống có ảnh hưởng  rất lớn đối với những bệnh nhân bị Gout. Vậy người bị bệnh Gout nên ăn uống như thế nào?

Bệnh Gout: Tổng hợp những thông tin cần biết

Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc, một số loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Tránh sử dụng thức ăn chứa nhiều axít uric như: thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ.

Không sử dụng rượu, bia, cà phê, chè vì những chất này sẽ làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận hậu quả là làm tăng lactat máu. Đồng thời, có thể tăng đào thải axit uric qua thận bằng uống nhiều nước, không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối…).
Tránh sử dụng thực phẩm (rau quả) có vị chua vì làm tăng axít máu. Không ăn phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp.

Tham khảo cách dự phòng bệnh Gout hiệu quả

Để có thể dự phòng bệnh Gout, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Uống nhiều nước ,đặc biệt là nước khoáng có kiềm để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu. Kiêng  sử dụng rượu bia cũng như các chất kích thích như ớt, cà phê, hạt tiêu.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả như xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, vào chế độ dinh dưỡng. Có thể sử dụng những thực phẩm như trứng, sữa và các chế phẩm phomat trắng không lên men…
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh lạnh, tránh mệt mỏi cả tinh thần và thể chất .Cần tập thể dục phù hợp và duy trì liên tục như: đi bộ, bơi, cầu lông, bóng bàn, đạp xe…
  • Với những bệnh nhân thừa cân và béo phì nên áp dụng chế độ ăn giảm năng lượng, giảm mỡ. Chế độ ăn giảm đạm ( thịt ăn không quá 150g/ngày), và đặc biệt hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều purin như phủ tạng động vật ,các loại thịt có màu đỏ và các loại hải sản.

Trên đây là một số thông tin cần biết về bệnh Gout. Bài viết hi vọng đã đem đến những tin tức hữu ích, giúp bạn phát hiện, điều trị và dự phòng bệnh hiệu quả.

Rate this post