Cần mạnh tay xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm

Hiện chưa có quy định cụ thể về kinh doanh, quảng cáo, buôn bán mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trên mạng xã hội (facebook, Zalo, Instagram…) nên việc kiểm tra, xử lý vi phạm của cá nhân, cơ sở kinh doanh online là rất khó khăn. Vì thế nên tình trạng buôn bán hàng vi phạm quy định là hạn chế.

Hàng giả đội lốt hàng xách tay

Theo nhiều người tiêu dùng tại TPHCM và Hà Nội cùng các thành phố lớn tiêu thụ mỹ phẩm thì tình trạng vi phạm về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đã và đang là vấn đề gây bức xúc. Thông qua nhiều kênh bán buôn, kinh doanh như chợ truyền thống, trung tâm thương mại, bán hàng online… mặt hàng giả, hàng nhái, đã trà trộn và dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng. Điều đó tác động tiêu cực đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,  ảnh hưởng xấu tới thị trường và môi trường đầu tư trong nước.

Hình ảnh có liên quan

Nhiều hàng giả đội lốt hàng xách tay trên thị trường

Điều khó khăn nhất hiện nay là các đơn vị sản xuất kinh doanh cần phải chủ động điều tra và cung cấp thông tin chi tiết về điểm bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đến cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý mạnh tay.

Hình thức xử lý còn quá nhẹ?

Theo tin tức tổng hợp, trong 2 ngày 6 – 7/7/2018, lực lượng quản lý thị trường tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đồng loạt ra quân thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu…; Thu giữ hơn 15.000 sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Hình ảnh có liên quan

Mỹ phẩm là mặt hàng dễ nhái nhất

Cụ thể trong ngày 6/7 tại Hà Nội, Cục QLTT (Bộ Công Thương) đã phối hợp cùng Chi cục QLTT Hà Nội ra quân kiểm tra các cửa hàng kinh doanh về chăm sóc sức khỏe làm đẹp, spa, phòng khám y tế, thẩm mỹ viện…

Chỉ trong một ngày 6/7, Cục QLTT đã kiếm tra 10 điểm kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn toàn thành phố, các tổ công tác QLTT đã thu giữ hơn 2.000 sản phẩm mỹ phẩm các loại do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ.

Các công tác quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng còn nhiều bất cập do thiếu nhiều quy định để có thể làm căn cứ xứ lý các vi phạm. Cụ thể đó là:

+Chưa có quy định cụ thể trong cấp phép quảng cáo để xử lý đối với thông tin quảng cáo không đúng sự thật về công dụng, tác dụng;

+ Quy định về kê khai giá;

+ Công bố chất lượng không ghi thành phần chính, chất chủ yếu, không ghi định tính, định lượng nên các đối tượng lợi dụng để né tránh hành vi vi phạm hàng giả về chất lượng.

+ Hệ thống thông tin của Cục Quản lý dược – Bộ Y tế chưa công khai danh mục và đơn vị được cấp số lưu hành cho các loại mỹ phẩm;

+ Không có quy định phải ghi số đăng ký lên sản phẩm nên khó phát hiện được hàng có phép và không được phép lưu hành trên thị trường.

+ Công tác giám định chất lượng hàng hóa của các cơ quan chuyên môn còn mất nhiều thời gian, kết quả giám định của mỗi cơ quan khác nhau nên gây nhiều cản trở cho quá trình xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng.

Bên cạnh đó phải bàn đến năng lực cán bộ chuyên trách làm công tác chống hàng giả còn hạn chế, chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, kỹ năng nhận biết, phân biệt hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.

Theo tin tức ý kiến một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành mỹ phẩm cho rằng, những thách thức của cơ quan chức năng trong đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là khả năng tiếp nhận các tài liệu nước ngoài (như tờ khai hải quan để làm chứng cứ chống lại những đối tượng xuất nhập khẩu hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tại Việt Nam) còn hạn chế. Đồng thời, các biện pháp xử phạt hành chính còn quá nhẹ, chưa đủ tính răn đe nên không phát huy được hiệu quả trong thực tiễn.

Rate this post