Những bất cập – thuận lợi trong tuyển sinh đại học những năm gần đây

Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo không ngừng có những thay đổi trong cơ chế tuyển sinh đại học. Những thay đổi đó diễn ra mạnh mẽ trong khoảng 3 năm trở lại đây đã khiến cho dư luận xã hội có rất nhiều ý kiến trái chiều và gây ảnh hưởng tới tâm lý của các em học sinh không ít.  Vậy việc thay đổi của việc tuyển sinh đại học này là thuận lợi hay bất cập, chúng ta hãy cùng tổng kết và điểm lại những thay đổi đó để có kết luận đó là những bất cập hay thuận lợi cho các em học sinh.

Điểm thay đổi đầu tiên là thay đổi hình thức của kỳ thi tuyển sinh Đại học, cao đẳng. Trước đây, việc tuyển sinh đại học đều được thông qua một kỳ thi đại học riêng chứ không xét tuyển vào đại học dựa trên kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia như bây giờ. Các em học sinh cũng phải đăng ký nguyện vọng vào các trường, các ngành của mình từ trước khi diễn ra kỳ thi Đại học toàn quốc. Tuy nhiên cho đến ngày 26/02/2015 thì Bộ Giáo dục Việt Nam đã ban hành ra Quy chế Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia – là một kỳ được gộp bởi 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và kỳ thi tuyển sinh Đại học, cao đẳng.

Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia sẽ là cơ sở xét tuyển cho kỳ thi tuyển sinh đại học

Sự thay đổi cơ chế tuyển sinh đại học này cũng có thể thấy đó là một bước tiến lớn. Khi chỉ cần lấy kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia làm cơ sở xét tuyển đại học đã giúp nhà nước ta không cần phải tổ chức thêm một kỳ thi tuyển sinh Đại học nữa. Như vậy sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ của Nhà nước, cũng đồng thời giúp nhiều em học sinh ở các tỉnh thành không còn phải vất vả khi di chuyển lên các thành phố lớn để tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học nữa. Đây là một mặt tích cực chúng ta có thể nhận thấy.

Điểm thay đổi thứ hai là kể từ năm 2017, Bộ sẽ tổng hợp nhiều môn thi từ tự luận chuyển hết sang trắc nghiệm. Việc thay đổi sang hình thức trắc nghiệm này đối với một số môn như Lịch sử, Địa lý sẽ khiến cho rất nhiều em học sinh và giáo viên không kịp thích ứng. Giáo viên sẽ phải thay đổi phương thức dạy và ôn thi để các em có thể kịp tiếp thu kiến thức. Hơn nữa đề thi trắc nghiệm sẽ dàn trải hơn là thi tự luận, việc này khiến rất nhiều em học theo hình thức đối phó, từ đó làm giảm chất lượng đầu vào tuyển sinh đại học và cũng khó đánh giá được đúng năng lực của các em

Một điểm nữa trong việc tuyển sinh đại học 2 năm trở lại đây là việc ra đề thi. Sau khi có kết quả điểm chuẩn, nhiều thí sinh bất ngờ khi điểm chuẩn năm 2017 tăng vọt. Rất nhiều em dù 29 và 30 điểm nhưng vẫn không đỗ vào nguyện vọng 1. Từ đó có thể thấy rằng chất lượng đề thi không đủ đảm bảo để sàng lọc thí sinh, khiến chất lượng của kỳ tuyển sinh đại học không đạt yêu cầu. Ngoài ra, điểm chuẩn của các trường sư phạm lại xuống rất thấp. Đơn cử như trường Đại học Sư phạm Huế, điểm chuẩn của trường chỉ có 12,75 điểm, nếu trừ điểm ưu tiên tối đa là 3.5 điểm thì điểm chuẩn chỉ cần đạt 9,25 điểm là đã trúng tuyển vào trường. Đây thực sự là một nỗi lo đối với tiêu chí sự phạm bởi đầu vào tuyển sinh đại học ngành sự phạm quá thấp.

Từ những điểm trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy việc thay đổi cơ chế trong tuyển sinh đại học, đặc biệt là 2 năm trở lại đây đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Có những điểm thay đổi là thuận lợi, song cũng có những điểm còn tồn tại bất cập lớn mà nhà nước ta cần phải thay đổi triệt để để đem lại một chất lượng tuyển sinh đại học ngày một tốt hơn.

Cập nhật thông tin về Tuyển sinh đại học nhanh nhất xin vui lòng truy cập Tại đây

 

4.7/5 - (4 bình chọn)