Tìm hiểu một số cây thuốc chứa hợp chất berberin

Theo những chuyên gia y học cổ truyển, berberin là một hợp chất thuộc loại ancaloid có trong một số cây thuốc chưa nhiều tác dụng sinh học quý, được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh. Bài viết dưới đây xin tổng hợp những cây thuốc có chưa hợp chất berberin mà bạn nên tham khảo.

Tìm hiểu công dụng của berberin

Berberin là hợp chất có trong một số cây thuốc, có màu vàng, bị đắng. Chất này có nhiều tác dụng sinh học như kháng khuẩn, kể cả vi khuẩn gram dương và gram âm,

kháng virut, chống ung thư, lợi mật, chống loét đường tiêu hóa, hạ huyết áp, chất cũng có tác dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch, hạ cholesterol máu và kháng một số nấm ngoài da…

Nói về công dụng của hợp chất này, những chuyên gia của Trường Cao đẳng Y tế Nha Trang cho hay: Berbein được dùng nhiều để trị  nhiều bệnh như các bệnh đường ruột: viêm đại tràng, lỵ, bệnh gan mật: viêm gan vàng da, đau mắt do viêm màng kết mạc hay một số bệnh ngoài da như bệnh ngoài da: viêm tai chảy mủ, nước ăn chân, ngứa do nấm…

Hiện nay,berberin được bào chế dưới dạng viên nén để trị những bệnh liên quan đến viêm nhiễm nội tạng hoặc dung dịch thuốc nhỏ mắt, thuốc bột bôi xoa trị lở, ngứa, nấm ngoài da.

Một số cây thuốc chứa hợp chất berberin

Vàng đắng

Cây vàng đắng thuộc họ Tiết dê, là loại cây dây leo, ruột có màu vàng, vị rất đắng nên được gọi là vàng đắng. Loại cây này xuất hiện nhiều ở những tỉnh Thừa  Thiên Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai… Thân và rễ chứa hợp chất berberin tới 3,5% và acid palmitic, sitosterol…

Y học cổ truyền thường sử dụng rễ và thân cây trị các bệnh đường ruột như tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, sốt vàng da, sốt rét…với lượng sử dụng ngày 10-16g dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Hoàng bá

Lọai cây này được nhập và trồng nhiều ở Sa Pa và Hà Nội.  Hoàng bá thuộc họ Cam, vỏ thân chứa hợp chất berberin và palmatin, jatrorrhizin… Bộ phận dùng là vỏ thân . Khi sử dụng, cạo sạch lớp bẩn bên ngoài, thái phiến, sao vàng. Dùng dưới dạng nước sắc, ngày  6-12g.

Hoàng bá đươc sử dụng để trị các chứng sốt do âm hư hoặc đau nóng âm ỉ trong xương, ra mồ hôi trộm, viêm tiết niệu, lỵ, hoàng đản, mụn nhọt, lở ngứa.

Hoàng liên gai

Trong họ hoàng liên gai có rất nhiều loài như hoàng mộc, hoàng liên gai nhím. Cây này có nhiều ở Lào Cai, Sa Pa, Mường Khương. Rễ và thân của cây hoàng liên gai chứa berberin với hàm lượng 3-4% và những ancaloid khác như palmatin, jatrorrhizin…

Giống với hoàng liên chân gà, hoàng liên gai có vị đắng, tính hàn, trị các bệnh đường tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lỵ; hoặc chữa đau họng, đau răng, lợi. Cũng có thể sử dụng hoàng liên gai để rửa các vết thương, mụn nhọt…

Hoàng liên chân gà 

Hoàng liên chân gà còn được gọi là Xuyên liên . Loại cây này thường mọc ở vùng núi Sa Pa  (Lào Cai) và Quản Bạ (Hà Giang). Thế nhưng, hiện vẫn phải nhập từ Trung Quốc. Để có nguồn dược liệu hoàng liên, cần phải trồng trọt với quy mô lớn. Thân rễ cuả cây được sử dụng để làm thuốc. Bên cạnh berberin với hàm lượng lớn (4%) thì hoàng xuyên liên còn có những ancaloid khác như palmatin, columbamin…

Cách chế biến hoàng liên đơn giản nhất là sao vàng, chích rượu, chích nước gừng hoặc nước ngô thù du với mục đích tăng thêm tính ấm cho vị thuốc để khí vị của hoàng liên . Cũng có thể sử dụng chích giấm ăn, chích dịch mật lợn để trị các bệnh thuộc gan, mật như viêm gan hoàng đản, viêm túi mật, sốt rét… Liều dùng 2-4g/ngày, dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Theo tin tức y học cổ truyền

Rate this post