Ăn cơm có béo không? Cách ăn cơm mà không lo béo

Cơm là món ăn chính không thể thay thế trong cơ cấu bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, nhiều lời đồn đoán xoay anh chủ đề ăn cơm có béo không, không ăn cơm có tác hại gì khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt là những người có tạng người dễ tăng cân.

Mục Lục

Ăn cơm có béo không? Ăm cơm như thế nào để không bị béo?

Cơm trắng có giá trị dinh dưỡng thế nào?

Khi nói đến cơm, thành phần cần được nhắc đến đầu tiên chắc chắn phải là tinh bột. Khi hấp thu vào cơ thể, tinh bột sẽ được chuyển hoá thành đường, tạo ra năng lượng để cơ thể duy trì các hoạt động thiết yếu mỗi ngày.

Thành phần dinh dưỡng của cơm
Thành phần dinh dưỡng của cơm

>> Xem thêm: Ăn khoai mật có béo không?

Hơn nữa, trong cơm còn chứa đạm (protein) thực vật có khả năng cung cấp cho cơ thể các amino acid. Đây là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra mô bì, enzym, chất kháng sinh giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, một số thành phần dinh dưỡng khác trong cơm có thể kể đến gồm: vitamin B1, B2, niacin, vitamin E. Thêm nữa, trong cơm còn có một hàm lượng nhỏ sắt, kẽm và các khoáng chất như magie, kali, phospho, canxi… Tất cả đều đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể cũng như giúp bạn duy trì sức khỏe tốt nhất.

Ăn cơm có béo không?

Đầu tiên, chúng ta cần xác định rằng cơm đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Do đó, nó bắt buộc phải xuất hiện trong thực đơn dinh dưỡng nếu bạn muốn có sức khỏe tốt để học tập và làm việc hiệu quả.

Mỗi chén cơm 250 ml chứa 200 – 240 Kcal. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu đều khuyến cáo mỗi ngày chúng ta chỉ cần ăn khoảng 3 chén cơm là đã đủ năng lượng. Tuy nhiên, người Việt chúng ta thường có thói quen ăn 2-3 bát/ bữa cùng với đó là nhiều món ăn cũng chứa tinh bột. Điều này là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tăng cân.

Hàm lượng tinh bột cao trong cơm là tác nhân quan trọng dẫn đến tình trạng mỡ thừa ở bụng, mông, đùi. Trong cơm chứa các dưỡng chất kích thích cảm giác ngon miệng, khiến chúng ta có xu hướng muốn ăn nhiều hơn, ăn liên tục. Khi lượng calo nạp vào nhiều hơn so với năng lượng được giải phóng thì nguy cơ béo phì là rất lớn.

Các chế độ ăn kiêng hiện nay đều chủ trương cắt giảm tinh bột, thay thế cơm bằng các thực phẩm khác cũng có chứa tinh bột. Nhiều người vẫn băn khoăn không ăn cơm có tác hại gì với mong muốn cắt bỏ cơm ra khỏi thực đơn dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều này là không nên, trong khi giảm cân, các bạn vẫn nên ăn cơm, nhưng chỉ ăn với lượng ít và sử dụng các thực phẩm khác để thay thế cơm.

Ăn cơm có thể gây mập nếu chúng ta ăn quá nhiều. Do đó, chúng ta chỉ nên ăn nhiều nhất là 1 bát cơm/ bữa, đồng thời bổ sung các thực phẩm giàu đạm, vitamin và khoáng chất, hạn chế chất béo để vừa đảm bảo sức khỏe vừa hỗ trợ điều chỉnh cân nặng hiệu quả, nhanh chóng.

Khi nào ăn cơm gây béo?

Những người có thói quen ăn 2-3 bát cơm/ bữa sẽ dẫn đến tình trạng cân nặng gia tăng ngoài tầm kiểm soát. Điều này bởi lẽ cơm chứa hàm lượng tinh bột cao, khi ăn lại dễ kích thích cảm giác ngon miệng, nhất là khi đi kèm những món ăn ngon. Việc lượng calo nạp vào cơ thể nhiều hơn so với năng lượng được giải phóng thì việc tăng cân diễn ra là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Lượng calo có trong mỗi bát cơm
Lượng calo có trong mỗi bát cơm

Với những người đang áp dụng chế độ ăn kiêng, chắc hẳn các bạn đều biết rằng việc cắt giảm tinh bột trong khẩu phần ăn là điều cần được đề cao hàng đầu. Tuy nhiên, thay vì cắt bỏ cơm hoàn toàn, bạn vẫn nên sử dụng cơm nhưng chỉ ăn với lượng vừa phải. Kèm theo đó, bạn có thể ưu tiên cho các thực phẩm chứa đạm, vitamin và khoáng chất, hạn chế chất béo để vừa đảm bảo sức khỏe vừa hỗ trợ điều chỉnh cân nặng với hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là một số chia sẻ giúp các bạn giải đáp thắc mắc ăn cơm nhiều có béo không. Hãy lên kế hoạch ăn uống phù hợp, luyện tập hợp lý bởi đây chính là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh cùng thân hình cân đối và săn chắc bạn nhé.

Rate this post