Mách bạn cách bảo quản khoai tây đúng cách, không mọc mầm

cach-bao-quan-khoai-tay

Khoai tây là một trong những loại củ thông dụng, cung cấp năng lượng và chất xơ cùng nhiều dưỡng chất khác. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách bảo quản khoai tây đúng cách, không mọc mầm. Mời quý bạn đón đọc!

Mục Lục

Mẹo chọn khoai tây ngon

Khoai tây sẽ để được lâu nhất nếu chúng còn tươi và tốt cho sức khỏe khi mua. Nên chọn các củ khoai có những đặc điểm sau:

  • Khoai tây mềm đã bắt đầu biến chất, vì vậy hãy tìm những chất lượng cứng và sáng.
  • Khoai tây bị hư hại do nhiệt độ lạnh có thể làm da bị rỗ và trung tâm màu nâu. Vì vậy, hãy sử dụng loại khoai tây có kết cấu mịn.
  • Đôi khi khoai tây có thể bị hỏng trong quá trình thu hoạch hoặc vận chuyển. Tránh những vết thương có thể nhìn thấy, vì chúng sẽ khiến khoai tây trở nên nhanh hỏng hơn.
  • Rau mầm là 1 trong những dấu hiệu đầu tiên của sự hư hỏng, vì vậy hãy tránh mua các loại khoai tây nảy mầm.

Cách bảo quản khoai tây

Thời hạn sử dụng của một củ khoai tây phụ thuộc vào cách bảo quản nó. Một củ khoai tây tươi không bị trầy xước nếu để trong điều kiện lý tưởng có thể giữ được vài tháng. Dưới đây là một vài cách bảo quản khoai tây mà các bạn có thể tham khảo:

Để khoai tây ở nơi thoáng mát

cach-bao-quan-khoai-tay
Để khoai tây ở nơi thoáng mát

Khi khoai tây được bảo quản ở nhiệt độ từ 6 – 10 độ C, khoai sẽ giữ được độ tươi trong vòng nhiều tháng mà không xuất hiện bất kì biểu hiện hư hại nào như héo vỏ, mọc mầm hay biến đổi màu sắc.

Để khoai ở nơi thoáng mát, đặc biệt là ở những nơi khô và tối như gầm tủ bếp, tránh tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp. Ngoài ra, nếu mua khoai tây ở trong siêu thị đã được đựng sẵn trong túi lưới thì bạn cứ để nguyên khoai trong túi và để ở nơi thoáng mát, khô, tối hoặc với trường hợp khoai không để trong túi thì bạn cho khoai vào những cái rổ để không khí được lưu thông.

Đọc thêm: Cách làm mặt nạ khoai tây như thế nào? Có tác dụng ra sao?

Không bảo quản khoai tây trong tủ lạnh

Tủ lạnh thường quá lạnh để lưu trữ khoai tây và có thể làm hỏng mùi vị và màu sắc của khoai:

  • Với ngăn mát tủ lạnh:Nhiệt độ quá thấp sẽ khiến tinh bột trong khoai chuyển thành đường khử. Đường này tiếp xúc với nhiệt độ cao (khi nấu ăn) sẽ chuyển thành chất độc hại acrylamide gây ung thư.
  • Với ngăn đông tủ lạnh:Lượng nước trong khoai sống sẽ bị đông lại, làm vỡ các cấu trúc tế bào, làm cho khoai bị nhão, mềm sau khi rã đông, chế biến sẽ không ngon. Ngoài ra, nhiệt độ đông quá thấp sẽ làm vỏ và thịt khoai bị chuyển màu nâu khi đem ra ngoài không khí bình thường, nhìn không còn ngon mắt.

Không để khoai tây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Khoai là loại củ quả ưa tối và kị ánh sáng mặt trời. Nếu để khoai tiếp xúc với nắng sẽ xảy ra quá trình quang hợp, khoai sẽ thúc đẩy sản sinh chất diệp lục làm vỏ chuyển sang màu xanh và thịt khoai sẽ bị đắng. Vì thế, muốn giữ khoai dùng được lâu và an toàn, bạn nên chọn nơi khô, tối, mát mẻ như gầm tủ và để khoai trong những vật dụng thoáng khí.

Không nên để trong hộp hay túi nilong kín, sẽ gây cản trở lưu thông không khí, khoai sẽ nhanh mốc và hỏng hơn. Nếu có thời gian, bạn có thể dùng giấy, giấy báo bọc kín từng củ khoai lại. Cách bảo quản khoai tây này sẽ giúp khoai tươi rất lâu mà không mọc mầm.

Không bảo quản khoai tây chung với thực phẩm khác

Một số loại rau củ quả khi để lâu sẽ giải phóng khí ethylene để làm mềm, chín, và ngọt như cà chua, táo, chuối. Khí này sẽ làm khoai nhanh mọc mầm và nhanh mềm. Vì thế, không nên bảo quản khoai chung với các loại củ quả, trái cây đó.

Không rửa khoai tây trước khi bảo quản

cach-bao-quan-khoai-tay
Không rửa khoai tây trước khi bảo quản

Khoai nếu chưa dùng ngay bạn không nên rửa. Vì khi rửa, vỏ khoai sẽ bị ẩm, tạo ra môi trường tốt cho nấm, vi khuẩn phát triển và thúc đẩy khoai mọc mầm.

Bạn có thể dùng vải, khăn hay bàn chải lông mềm để loại bỏ lớp đất, bùn bên ngoài để khoai được sạch, bảo quản vệ sinh hơn. Đặc biệt lưu ý không được làm xước lớp vỏ làm lộ thịt khoai bên trong, sẽ khiến khoai bị thâm, dễ hư.

Lưu ý khi bảo quản khoai tây

Trong thời gian bảo quản, nên kiếm tra khoai tây định kỳ mỗi tuần để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, vì một củ hỏng có thể làm lây nhiễm sang các củ khoai khác.

Dấu hiệu của một củ khoai cần loại bỏ là:

  • Vỏ khoai tây dần chuyển sang màu xanh, củ khoai sẽ bị mềm và hơi héo, nguyên nhân có thể do tiếp xúc với ánh sáng. Nếu khoai chỉ có một chút xanh, hãy cắt bỏ phần xanh trước khi nấu.
  • Khoai bị mọc mầm: thường kèm theo vỏ xanh và thịt khoai đã mềm. Nếu khoai không quá mềm và mầm không xanh thì bạn có thể cắt bỏ phần mầm để nấu nướng.
  • Khoai mục nát: thịt khoai mềm nhũn và có thể có mùi, hãy vứt bỏ ngay và thay thế bất kỳ tờ giấy nào đã chạm vào chúng.

Xem thêm: Ăn khoai tây có tốt không? Công dụng của khoai tây với sức khỏe

Trên đây bài viết chia sẻ đến bạn đọc cách bảo quản khoai tây đúng cách. Hy vọng bài viết hữu iosch giúp bạn đọc có thêm kinh nghiệm trong việc bảo quản khoai tây. Chúc các bạn thành công.

Rate this post