Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Có độc hại không?

Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Có độc hại không?

Khoai lang mọc mầm có ăn được không hay ăn khoai lang mọc mầm có độc hại không là vấn đề mà nhiều người thắc mắc. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu vấn đề này, hãy tham khảo thông tin chia sẻ qua bài viết dưới đây.

Mục Lục

1. Khoai lang mọc mầm có ăn được không?

Khoai lang sau khi mua về nếu để lâu sẽ rất dễ bị mọc mầm , đặc biệt là khi điều kiện bảo quản không tốt, môi trường ẩm ướt. Theo chia sẻ của những chuyên gia sức khỏe, khoai lang mọc mầm không sinh ra chất độc do đó vẫn có thể sử dụng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Với những củ khoai bị mọc mầm, hãy dùng dao có đầu mũi nhọn khoét bỏ phần mầm và ngâm khoai trong nước muối rồi mới sử dụng. Tuy không độc hại song khoai mọc mầm thì hàm lượng dinh dưỡng trong khoai lang đã bị giảm đi rất nhiều, hương vị cũng không còn ngon như trước.

Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Có độc hại không?
Khoai lang mọc mầm tuy không độc hại song cũng nên hạn chế sử dụng

Đặc biệt, tuy không có độc, nhưng khoai lang mọc mầm rất dễ sinh ra nấm mốc. Khi bị các loại vi khuẩn nấm mốc tấn công, trên vỏ khoai lang sẽ xuất hiện những đốm nâu hoặc đen, có thể nhìn thấy ngay bằng mắt thường. Khoai lang xuất hiện những đốm đen này sẽ sản sinh ra rất nhiều độc tố, đặc biệt làm ipomeamarone. Đây là một chất khiến khoai có vị đắng .Chất độc này ngay cả khi bạn chế biến thì hoạt tính sinh vật của nó cũng không bị phá hủy. Nếu sử dụng loại khoai lang này, chất độc sẽ gây nôn mửa, đau bụng dữ dội.

2. Hướng dẫn bảo quản khoai lang không bị mọc mầm

Thông thường, nếu không áp dụng những  biện pháp bảo quản thì khoai lang sẽ hỏng sau 1 tuần, bị thối hoặc nảy mầm. Bên cạnh đó, nếu để lâu thì hàm lượng dinh dưỡng trong khoai lang như các chất chống oxy hóa, vitamin C, riboflavin, vitamin B, niacin, mangan, đồng, và phốt pho đều sẽ bị giảm sút.

Nếu muốn bảo quản khoai lang trong thời gian ngắn, bạn có thể bảo quản khoai trong túi giấy và cất trong hộp, để ở ngoài trời, không cần phải cất trong tủ lạnh. Túi giấy đủ độ thông thoáng sẽ tránh cho khoai lang bị thối rữa, cũng tránh tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài khiến khoai lang bị khô héo, bầm tím.

Cụ thể , bạn lấy giấy báo bọc bên ngoài từng củ khoai lang, sau đó lại cất những củ khoai lang đã bọc cẩn thận vào trong một hộp giấy to nữa. Để hộp ở nơi ít ánh sáng, khô thoáng. Với cách làm này, khoai lang sẽ được bảo quản trong 1-2 tuần mà không bị hỏng vẫn tươi, không khô héo và hư thối .

Bạn lưu ý là không rửa khoai lang vì khoai lang rửa sẽ lưu lại độ ẩm và tiếp xúc với nước khiến nhanh hỏng, hư thối hơn. Chỉ cần phủi qua hay sử dụng giẻ khô cho bớt bụi đất bám trên khoai lang là được. Bạn cũng không nên sử dụng hộp kim loại kín, sẽ bí khí, thay vào đó nên dùng hộp giấy, thùng các tông.

Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Có độc hại không?
Để khoai lang ở nơi khô ráo cũng giúp bảo quản khoai được lâu hơn

Nếu khoai lang tươi, mới thu hoạch thì trước khi áp dụng các cách bảo quản trên, hãy để chúng trong môi trường ấm và ẩm trong 7-10 ngày.

Một cách bảo quản khoai lang tươi khá hiệu quả khác là vùi chúng trong lớp cát khô sạch. Đặt ở nơi khô ráo cũng giữ khoai lang không hỏng được lâu hơn.Không nên để khoai lang tươi bên cạnh các loại rau khác vì khi chín khoai lang sẽ tiết ra một loại enzyme kích thích sự chín của các loại rau khác.

3. Một số loại rau củ mọc mầm khác có hại có sức khỏe

  • Đậu phộng

Độc tố trong đậu phộng được sản sinh trong quá trình mầm phát triển, gây nên bệnh ung thư gan. Thủ phạm gây lạc mốc là một loại nấm mốc rất nguy hiểm, chất này tiết ra độc tố aflatoxin cực kỳ nguy hiểm. Aflatoxin còn là độc tố gây ung thư rất bền nhiệt.

  • Củ gừng

Gừng mọc mầm dù còn vị cay nhưng cũng rất nguy hiểm. Nếu sử dụng gừng mọc mầm trong việc chế biến thức ăn có thể sản sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn hương cho gan.

  • Hành mọc mầm

Đối với các loại củ sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày như tỏi và hành khô…khoa học chứng minh khi củ mọc mầm không gây độc tố. Tuy không độc nhưng khi ăn phải hành mọc mầm sẽ không có giá trị dinh dưỡng, mất đi tính dầu khiến hành không thơm ngon và dậy mùi nữa. Vì thế, mọi người hạn chế không ăn hành khi đã mọc mầm.

Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn giải đáp thắc mắc khoai lang mọc mầm có ăn được không cũng như cách bảo quản khoai lang không mọc mầm hiệu quả.

Rate this post