Ăn nhiều cơm có tốt không là câu hỏi mà khá nhiều người quan tâm. Cơm là món ăn chính yếu và không thể thay đổi trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Có thể nói, không có một người Việt Nam nào lại chưa ăn cơm. Độ phổ biến của cơm đến mức người ta đã dùng từ”ăn cơm” thay cho từ “ăn sáng”, “ăn trưa”, “ăn tối”…. Vậy ăn nhiều cơm có tốt không? Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề trên.
Mục Lục
Ăn nhiều cơm có tốt không?
Ăn nhiều cơm có bị tiểu đường không? Cụ thể, theo nghiên cứu những người ăn một bát cơm trắng mỗi ngày thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 11% so với người bình thường. Lượng carbohydrate có trong một chén cơm trắng cao gấp đôi so với một lon nước ngọt có gas.
>> Xem thêm: Ăn khoai mật có béo không?
Đây được cho là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ở châu Á cao hơn nhiều so với châu Âu. Cơm và mì là 2 món ăn chính của người châu Á, trung bình mỗi ngày bạn sẽ ăn khoảng 4 chén cơm, trong khi đây là khẩu phần trong một tuần của người châu Âu.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, tinh bột trong gạo trắng thường làm tăng lượng đường trong máu khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường hơn. Cụ thể, tụy là cơ quan sản xuất insulin để cung cấp đường cho cơ bắp, nhưng khi bạn ăn gạo trắng đường sẽ được hấp thụ nhanh chóng khiến tụy phải làm việc nhiều hơn. Nếu việc này xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất insulin và hấp thụ đường trong cơ thể. Lượng đường tồn đọng trong máu gây hại cho thận và dẫn đến bệnh tiểu đường.
Có nên ăn nhiều cơm hay không? Câu trả lời là không, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ hẳn cơm trắng. Thay vào đó hãy cùng tìm hiểu các cách ăn cơm trắng sao cho đúng, vừa cung cấp đủ năng lượng mà vẫn không gây hại cho sức khỏe.
Không ăn cơm có tác hại gì?
Không ăn cơm gây suy giảm trí nhớ
Chất bột đường (glucid/carbohydrat/glucose) là chất cung cấp năng lượng cho các hoạt động và chức năng quan trọng nhất của cơ thể, chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần. Một gam carbohydrat cung cấp 4kcal năng lượng. Nó cấu tạo nên tế bào và các mô, hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh, điều hòa hoạt động của cơ thể, cung cấp chất xơ cần thiết.
Đặc biệt, các glucid, glucose là chất đốt của não bộ, là nhiên liệu giúp não bộ hoạt động nên không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày. Với trọng lượng 1/50 trọng lượng cơ thể, nhưng mỗi ngày não cần tới 400 calo, tương đương với 1/5 tổng số năng lượng mà người bình thường cần trong một ngày.
Não bộ cần một lượng đường lớn để hoạt động – 20% lượng đường dung nạp vào cơ thể. Nó cũng là chất cần thiết để cơ thể duy trì cường độ vận động, cung cấp năng lượng cho não và cơ bắp.
Không ăn cơm khiến cho cơ thể bị thiếu hụt một phần tinh bột, ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của não. Từ đó gây suy giảm trí nhớ.
Không ăn cơm gây mất ngủ
Nhiều người nghĩ rằng có thể giảm cân bằng cách nhịn ăn bữa tối, thế nhưng đây cũng là quan niệm sai lầm. Bữa cơm tối như đã nói là hết sức quan trọng. Bạn có thể ăn nhẹ nhàng nhưng phải đầy đủ chất để cơ thể hoạt động bình thường.
Không ăn cơm sẽ dễ dàng khiến cơ thể bị thiếu hụt bột đường, ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ, từ đó gây mất ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, nhịn ăn buổi tối sẽ khiến cơn đói trở nên cồn cào và bạn sẽ rất khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc.
Thiếu ngủ khiến cơ thể lờ đờ, mệt mỏi, khó tập trung vào công việc.
Không ăn cơm gây hạ đường huyết
>> Xem thêm: Ăn cơm có mập không?
Không ăn cơm khiến cơ thể không có đủ dinh dưỡng để hoạt động bình thường sẽ khiến bạn đói, dẫn tới hạ đường huyết. Hạ đường huyết là một tình trạng nguy hiểm, có thể khiến bạn choáng váng, xây xẩm mặt mày, ngất xỉu,…
Không ăn cơm khiến cơ thể suy nhược
Không ăn cơm hoặc ăn quá ít cơm có thể khiến cơ thể suy nhược do thiếu hụt dinh dưỡng. Thiếu vitamin nhóm B đặc biệt quan trọng đối với cơ thể có trong cơm bao gồm các loại: vitamin B1, vitamin B2, niacin, folate, vitamin B6, B12, biotin và pantothenie axit… làm sức đề kháng, làm chậm quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, hạn chế sự phát triển của tế bào, gây mất cân bằng hệ thống thần kinh.
Nhịn ăn cơm, hay bất cứ thứ gì đều không được cho là giải pháp tốt để giảm cân mà ngược lại nó còn gây ra những tác hại xấu về lâu dài như: thiếu máu, giảm trí nhớ, viêm loét dạ dày…
Giờ thì bạn đã biết ăn nhiều cơm có tốt không phải không nào? Chính vì vậy, tuyệt đối đừng nên áp dụng chế độ ăn kiêng bỏ hẳn ơm bạn nhé vì như thế sẽ rất có hại cho sức khỏe. Để giảm cân hiệu quả, bạn có thể giảm lượng cơm hoặc thay thế cơm bằng các nguồn cung cấp tinh bột lành mạnh khác nhé. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!