Khoai tây là loại củ mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Thế nhưng hiện tượng khoai tây mọc mầm rất hay xảy ra. Vậy khoai tây mọc mầm có ăn được không và tác hại đối với cơ thể? Mời bạn đọc tham khảo bài viết.
Mục Lục
Khoai tây mọc mầm có ăn được không?
Khi một củ khoai tây mọc mầm, các chất tinh bột trong khoai được chuyển đổi thành các loại đường, đường này sẽ biến đổi thành các alcaloit không có lợi cho cơ thể người, hay còn gọi là solanine và chaconine-alpha là hai chất có thể gây ngộ độc cho người.
Ngộ độc khoai tây có thể xảy ra nếu bạn ăn vỏ xanh trên củ hoặc các mầm khoai. Nếu ăn với lượng ít, solanine và alpha-chaconine trong khoai tây gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy.
Tác hại của khoai tây mọc mầm
Gây ngộ độc thực phẩm
Xem ngay: Ăn khoai tây có mập không để có được câu trả lời chính xác.
Nếu ăn với số lượng ít, các chất độc solanine và chaconine trong khoai tây mọc mầm có thể gây ra các triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,… Hãy lựa chọn những của khoai có màu sắc vàng, nhẵn vỏ và thật rắn tay nhé!
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương
Tiêu thụ một lượng lớn khoai tây có da màu xanh, đã mọc mầm có nguy cơ gặp những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến hệ thần kinh như: đau đầu, mê sảng, sốt theo cơn, hạ thân nhiệt, thở chậm,… Nó sẽ kéo dài từ 1-3 ngày và có thể dài hơn thế nữa tùy thuộc vào mức độ.
Có thể gây chết người
Cục an toàn thực phẩm nhấn mạnh rằng: Solanine có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0.2- 0.4 gam trên 1kg trọng lượng cơ thể. Trong các trường hợp nặng, các chất độc sẽ ảnh hưởng mạnh đến hệ thần kinh trung ương gây tê liệt, làm trung tâm hô hấp không làm việc được, đồng thời sẽ gây ngừng tim do cơ tim bị tổn thương.
Tờ New York Times đã từng đưa tin, một người trưởng thành nặng 45kg đã bị ngộ độc nặng và dẫn đến tử vong khi ăn 450g khoai tây đã mọc mầm.
Cách phòng tránh ngộ độc khoai tây mọc mầm
Bạn chỉ nên dự trữ một lượng vừa phải khoai tây. Nếu như mua nhiều cần để nơi thoáng mát và gọt bỏ tất cả phầm mầm đi. Nhưng thực sự là tốt nhất không nên ăn khoai tây mọc mầm vì nó gây hại rất lớn.
Cách nấu khoai tây cũng quyết định đến nồng độ của solanine và chaconine-alpha. Bạn có thể chiên, nấu, xào,… ở nhiệt độ cao ( khoảng 170 độ C) để phân hủy các chất độc hại có trong khoai tây mọc mầm.
Cách bảo quản khoai tây
Click ngay: Làm khoai lang sấy dẻo để biết được cách làm ngon nhất.
Sau khi mua hoặc thu hoạch khoai, bạn hãy dành vài phút để sàng lọc khoai. Hãy loại bỏ những củ bị rách vỏ, dập hoặc có bất kỳ biểu hiện hư hỏng nào. Những củ này cần được sử dụng sớm bởi chúng sẽ nhanh hỏng hơn các củ thông thường và có thể làm hỏng các củ khoai bình thường khác.
Nên cất khoai tây ở nơi khô, thoáng mát và tối (ví dụ dưới tầng hầm, gầm tủ bếp), tránh xa ánh sáng và độ ẩm, đây là những điều kiện có thể khiến khoai tây mọc mầm hoặc hư thối.
Như vậy chúng ta đã giải đáp được thắc mắc khoai tây mọc mầm có ăn được không và tác hại đối với cơ thể. Chúc các bạn có một sức khỏe thật tốt và cẩn thận với những thực phẩm này!