Như vậy, ngoài việc giao chỉ tiêu theo cơ chế đặt hàng, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn quy định việc xác định chỉ tiêu, ngành đào tạo giáo viên sẽ căn cứ vào nhu cầu của từng địa phương, nhằm giải quyết tình trạng thiếu thừa giáo viên một cách cục bộ. Theo đó, các trường Sư phạm sẽ phải chứng minh là mình tuyển sinh theo nhu cầu của địa phương.
Mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành dự thảo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh với trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên, trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ để lấy ý kiến dư luận.
Theo như dự thảo thì việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh sẽ được căn cứ trên 2 tiêu chí. Đó là, số sinh viên chính quy tính trên một giảng viên quy đổi theo từng khối ngành của cơ sở giáo dục. Diện tích sàn xây dựng, trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo tính trên một sinh viên chính quy và yêu cầu về chủng loại và số lượng học liệu, trang thiết bị tối thiểu của các hạng mục công trình theo yêu cầu của chương trình đào tạo ở địa phương.
Qua đó, điểm mới của dự thảo là giảng viên thỉnh giảng có trình độ thạc sĩ trở lên sẽ được tính để xác định chỉ tiêu tuyển sinh.Với điều kiện giảng viên ký hợp đồng thỉnh giảng theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được cơ sở giáo dục trả lương kèm thù lao theo hợp đồng thỉnh giảng có trong hợp đồng.
Một điểm mới nữa của dự thảo lần này, đó là đưa tiêu chí kiểm định vào để kiểm soát chỉ tiêu tuyển sinh. Theo đó, với các cơ sở giáo dục chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định thì không được tăng chỉ tiêu so với năm trước liền kề.
Tuy nhiên, trong thông tư mới không đưa tiêu chí sinh viên có việc làm vào để yêu cầu các trường phải thực hiện nghiêm túc. Ngoài ra, so với Thông tư 32 hiện hành của Bộ Giáo dục và đào tạo đã dành nguyên điều 7 để đưa ra nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, đối với các ngành đào tạo giáo viên. Trong đó, căn cứ để xác định chỉ tiêu của ngành này là nhu cầu tuyển dụng giáo viên theo trình độ, ngành đào tạo và địa chỉ sử dụng nhân lực của địa phương, của các tổ chức giáo dục và có các minh chứng kèm theo.
Sau khi xác định được nhu cầu sử dụng thì Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành đào tạo giáo viên của cơ sở giáo dục theo trình độ đào tạo. Như vậy, có quy định này nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào của các ngành đào tạo giáo viên trên địa bàn cả nước.
Trước đó ngày 27/12/2017, tại hội nghị hiệu trưởng các trường khối sư phạm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phùng Xuân Nhạ khẳng định, từ năm 2018 chỉ tiêu tuyển sinh các trường sư phạm phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng nhằm mục đích chấm dứt tình trạng giáo viên đào tạo ra nhưng không có việc làm. Xong với đó, việc này còn chấm dứt tình trạng đào tạo tràn lan, cử nhân sư phạm ra trường vẫn thất nghiệp như thường.