Trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay, Marketing đã và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong hoạt động của doanh nghiệp. Theo đánh giá của những chuyên gia, đây được xem là công cụ , là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Để bạn có thể hiểu hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây xin chia sẻ một số vai trò của Marketing trong hoạt động của doanh nghiệp.
Kết nối doanh nghiệp với thị trường và khách hàng
Vai trò quan trọng nhất của hoạt động Marketing đó là kết nối doanh nghiệp với thị trường và khách hàng. Trong hoạt động của doanh nghiệp hiện nay, bên cạnh những vấn đề như tài chính, sản xuất, quản trị nhân sự thì yếu tố quan trọng để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển đó là chức năng quản trị Marketing. Đây được hiểu là chức năng kết nối hoạt động của doanh nghiệp với thị trường, với khách hàng, với môi trường bên ngoài . Đây được xem là yếu tố đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường.
Marketing đã và ngày càng khẳng định và ngày càng khẳng định vị trí trọng yếu của mình trong hoạt động của doanh nghiệp, quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Đặc biệt, chức năng quản trị marketing có liên quan và chi phối đến những lĩnh vực quản trị khác trong doanh nghiệp. Có thể thấy, Marketing giữ vai trò định hướng, là công cụ giúp thoả mãn nhu cầu khách hàng từ đó đem lại lợi nhuận cho công ty.
Gia tăng doanh thu
Với cơ thể phát triển của thị trường hiện nay, doanh nghiệp có thể tự do cạnh tranh để đem lại những sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Đặc biệt, sự phát triển của kinh tế thị trường đẩy mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Chính vì thế, để có thể tồn tại, doanh nghiệp cần định hướng theo nhu cầu thị trường một cách linh động. Khách hàng trở thành người quyết định cuối cùng đền hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chỉ có thể thu được lợi nhuận khi đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Chính vì thế, càng nhiều người biết đến doanh nghiệp thì cơ hội bán được hàng sẽ cao hơn. Và Markting, cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng đóng vai trò quan trọng. Một chiến dịch Marketing hiệu quả là yếu tố ‘cần và đủ’ để gia tăng doanh thu bán hàng.
Theo đó, tùy vào sản phẩm dịch vụ và loại hình marketing, doanh thu có thể tăng trong vài ngày sau khi bắt đầu chiến dịch marketing. Thậm chí có những trường hợp, doanh thu có thể sẽ tăng trong vài giờ. Theo những tin tức kinh doanh được chia sẻ trên 24h.com.vn, với hoạt động marketing online như Google Adwords có thể thu hút những khách hàng tiềm năng chỉ trong vài phút sau khi bắt thực hiện chiến dịch.
Xây dựng lòng tin với khách hàng
Những nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết chúng ta đều có xu hướng tin tưởng những người mình đã quen biết nhiều hơn một người mình chưa từng gặp bao giờ. Điều này rất đúng với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi mọi người càng biết đến thương hiệu của bạn thì họ càng có xu hướng tin tưởng. Và khi khách hàng tin tưởng doanh nghiệp, thì họ sẽ dễ dàng mua sản phẩm và sử dụng dịch vụ của bạn.
Trong hoạt động Marketing, việc dựng lòng tin không phải là một việc có thể làm xong trong một ngày hay một tháng. Khách hàng thường sẽ có xu hướng tin cậy những sản phẩm mà họ tiếp xúc nhiều hơn, qua marketing hay quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ trước đó. Và quá trình xây dựng lòng tin này có thể kéo dài tới nhiều năm.
Xác định và định hướng hoạt đông của doanh nghiệp
Bên cạnh việc gia tăng doanh số, công cụ Marketing online cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi cũng như kiểm soát xem những chiến dịch quảng cáo nào hiệu quả và chiến dịch nào không, từ đó xác định đúng hướng đi tiếp theo của mình.
Theo những tin tức kinh doanh, việc phân tích chiến dịch Marketing sẽ giúp bạn sẽ hiểu được những nhu cầu, mong muốn, thị hiếu khác nhau.. từ đó giúp xác định khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất.